CĂN NGUYÊN NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS SỐT KÉO DÀI (1/2016 - 6/2019)

Nguyễn Kim Thư1,, Nguyễn Hải Yến1, Phạm Ngọc Thạch2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các căn nguyên nhiễm trùng thường gặp gây sốt kéo dài trên bệnh nhân HIV/AIDS.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tiến hành trên 182 bệnh nhân HIV/AIDS sốt kéo dài được chẩn đoán xác định do căn nguyên nhiễm trùng, nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 01/2016 - 6/2019.


Kết quả: Trực khuẩn Lao (M. Tuberculosis) chiếm tỷ lệ cao nhất (50,0%), tiếp theo là P. marnefei (31,3%) và PCP (22,0%), viêm phổi do vi khuẩn (12,1%), nhiễm khuẩn huyết (11,0%) nhiễm CMV (11,0%), Toxoplasma (6,0%), Cryptococcus (2,7%) và MAC (1,1%). Trong số bệnh nhân được chẩn đoán lao, tổn thương lao tại phổi hay gặp nhất, chiếm 44,8%; tiếp đến là lao hạch (38,5%) và lao màng phổi (18,7%), lao màng não (5,5%). 51,1% bệnh nhân sốt kéo dài được xác định do 01 căn nguyên nhiễm trùng. 40,1% bệnh nhân mắc đồng thời 02 căn nguyên và có tới 8,8% bệnh nhân mắc đồng thời 03 căn nguyên. 46,2% bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng tại 02 cơ quan trở lên. Nhiễm trùng hô hấp thường gặp nhất (122/182 bệnh nhân), trong số này lao phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (36,1%), tiếp theo là viêm phổi PCP (32,8%), ít gặp hơn là viêm phổi vi khuẩn (18,0%), nấm phổi (9,0%) và viêm phổi CMV (7,4%).


Kết luận: Trực khuẩn Lao và nấm P. marnefei (PM) là 2 căn nguyên hàng đầu gây sốt kéo dài ở bệnh nhân nhiễm HIV. Cần phải tầm soát tất cả các căn nguyên nhiễm trùng nghi ngờ kể cả khi đã xác định được một căn nguyên

Chi tiết bài viết